Tìm Hiểu Về Ngành Công Nghệ May Trình Độ Cao Đẳng
Ngành Công nghệ may trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Công Nghệ May phải có được tối thiểu những kiến thức nào? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều học sinh gửi đến phòng tư vấn tuyển sinh của nhà trường.
Công nghệ may trình độ cao đẳng là ngành, nghề như thế nào?
Công nghệ may trình độ cao đẳng là ngành, nghề nhằm đáp ứng nhu cầu may mặc của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện từ quá trình nghiên cứu thiết kế mẫu sản xuất, cắt, may, hoàn thiện… thông qua hệ thống tổ chức quản lý sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm ngành, nghề Công nghệ may có thể trực tiếp làm các vị trí trong doanh nghiệp từ thiết kế mẫu sản xuất, xây dựng tài liệu kỹ thuật, may mẫu, triển khai sản xuất, tham gia hoặc điều hành các công đoạn may dây chuyền, kiểm tra chất lượng toàn diện nhằm đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Nhiệm vụ chính của ngành, nghề là: Thiết kế mẫu sản xuất, tổ chức triển khai sản xuất đảm bảo về các tiêu chuẩn của sản phẩm.
Ngành, nghề Công nghệ may thực hiện trong điều kiện môi trường chuyên nghiệp với trang thiết bị máy móc hiện đại như: Máy may điện tử, máy ép mex công nghiệp, thiết bị là hiện đại, phần mềm thiết kế, nhảy mẫu, giác sơ đồ tự động… đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu khắt khe của thị trường.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.475 giờ (tương đương 82 tín chỉ).
Như vậy, công nghệ may trình độ cao đẳng là ngành, nghề nhằm đáp ứng nhu cầu may mặc của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện từ quá trình nghiên cứu thiết kế mẫu sản xuất, cắt, may, hoàn thiện… thông qua hệ thống tổ chức quản lý sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ may trình độ cao đẳng thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức nào?
Kiến thức
- Phân tích được các điều kiện cần thiết cho quá trình thiết kế, may mẫu, thiết kế và triển khai sản xuất;
- Phân tích được các đặc điểm, tính chất, cách bảo quản nguyên vật liệu may;
- Trình bày được quy trình vận hành các thiết bị may, thiết bị tự động, bán tự động, dụng cụ may công nghiệp;
- Phân tích được đặc điểm hình dáng, nhân trắc cơ thể người;
- Phân tích được đặc điểm hình dáng, kết cấu sản phẩm thông qua mẫu hình ảnh, tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu;
- Trình bày được quy trình thiết kế mẫu rập, mẫu triển khai sản xuất trên giấy, manơcanh, phần mềm thiết kế;
- Trình bày được phương pháp nhảy mẫu giữa các cỡ, giác và in sơ đồ trên máy tính;
- Phân tích được quy trình xây dựng tài liệu kỹ thuật;
- Trình bày được phương pháp xây dựng định mức nguyên phụ liệu;
- Phân tích được quy trình tính định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, lập bảng màu;
- Phân tích được quy trình thiết kế dây chuyền và triển khai dây chuyền sản xuất;
- Trình bày được quy trình may mẫu chế thử, mẫu đối và mẫu triển khai sản xuất;
- Phân tích được quy trình, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm may;
- Phân tích được quy trình quản lý tổ sản xuất và giải quyết các sự cố trên chuyền;
- Phân tích được các dạng sai hỏng trong quá trình thiết kế rập, may mẫu, thiết kế, triển khai dây chuyền sản xuất;
- Phân tích được các sự cố trong quá trình thiết kế mẫu sản xuất, may mẫu, xây dựng tài liệu kỹ thuật, thiết kế dây chuyền, triển khai sản xuất, quản lý tổ sản xuất, may dây chuyền và giác sơ đồ;
- Trình bày được các quy trình sản xuất dây chuyền Lean;
- Trình bày được quy trình áp dụng 5S trong công đoạn, vị trí thực hiện;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
- Thư vậy, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ may trình độ cao đẳng thì người học phải đạt được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành công nghệ may trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ may, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành công nghệ may trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.